Tại sao đồ điện lại bị hư khi vô nước?

14/01/2020 Đăng bởi: Lê Trần Đăng Khoa
Tại sao đồ điện lại bị hư khi vô nước?

Điều đơn giản mà ai cũng biết đó là đồ điện tử ngâm vào nước sẽ bị hư. Nhưng liệu bạn có biết thực sự nước đã làm những gì mà khiến đồ điện tử bị hư hay không? Nếu các bạn chưa biết thì hãy cùng mình đi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Chuyện gì thực sự sẽ xảy ra khi đồ điện tử dính nước?

Để cho dễ hiểu thì mình sẽ lấy điện thoại làm ví dụ cho các bạn. Giả sử như bạn đang sử dụng điện thoại trong phòng tắm, và bạn bất cẩn làm rớt xuống bồn rửa tay đang ngập nước. Kết quả là điện thoại của bạn bị hư và cuối cùng là bật không lên. Từ đó các bạn kết luận rằng nước chính là nguyên nhân làm hư điện thoại. Nhưng thật chất, nước vô tội mà chính những tạp chất và ion có trong nước mới là thủ phạm làm hỏng điện thoại của bạn. Ngạc nhiên chưa!

Những ion trong nước có khả năng liên kết lại với nhau tạo thành một chuỗi các hạt ion. Và nếu “may mắn” thì 2 đầu của chuỗi hạt ion này sẽ tạo mối liên kết giữa 2 chấu trên bảng mạch (thông thường 2 chấu này không được liên kết với nhau). Và khi bạn bật điện thoại lên, dòng điện sẽ được truyền qua 2 chấu này thông qua các hạt ion, rồi dẫn dòng điện tới nơi mà đáng lẽ nó không nên tới. Từ đó gây lỗi và hư hỏng cho điện thoại.

Điều này cũng giải thích vì sao khi điện thoại bị dính nước, nhưng nếu bạn sử dụng gói hút ẩm một lúc, điện thoại vẫn dùng được bình thường. Đó là bởi vì gạo hút hết nước có chứa các tạp chất và ion ra bên ngoài, không cho nó tạo cầu nối dẫn điện giữa các chấu trên bảng mạch nữa.

Nước cất (nước tinh khiết) thật chất không dẫn điện.

Như mình đã đề cập nãy giờ, nước không phải là nguyên nhân dẫn điện gây nên hỏng hóc cho đồ điện tử của bạn, mà chính là các ion của các tạp chất có trong nước. Nếu như bạn bỏ điện thoại vào nước cất và bật điện thoại lên, thì theo lý thuyết sẽ chẳng có chuyện gì xấu xảy ra cả. Bởi vì sẽ chẳng có ion nào dùng để tạo cầu nối giữa các chấu cả. Tuy nhiên, nước cất dễ bị nhiễm tạp chất và khó giữ được độ tinh khiết trong khoảng thời bạn bỏ chiếc điện thoại vào.

Hãy cẩn thận với “sự ăn mòn của nước”

Nếu như điện thoại của bạn vẫn hoạt động dù cho bị ngâm nước thì điều đó không có nghĩa là bạn đã an toàn. Bởi vì điện thoại của bạn khả năng sẽ phải trải nghiệm “sự ăn mòn của nước” đấy.

Sự ăn mòn này thật ra là phản ứng hóa học xảy ra giữa kim loại có trên bảng mạch với các khoáng chất và tạp chất có trong nước.

Cách xử lý khi đồ điện tử bị dính nước

Dù làm gì cũng đừng hoảng và bật đồ điện tử lên ngay. Ví dụ thường thấy là các bạn dễ bị rối khi điện thoại dính nước và cố bật điện loại lên xem có hoạt động hay không. Đây hoàn toàn là điều bạn không nên làm! 

Việc mà bạn nên làm đầu tiên đó là tháo các bộ phận có thể tháo ra. Nếu như bạn dùng điện thoại thì hãy tháo khe sim, nắp điện thoại, và pin (nếu có thể) để tránh tình trạng nước bị mắc kẹt. Sau đó hãy làm mọi thứ có thể để làm khô nước chẳng hạn như thổi, lắc, hoặc dùng gói hút ẩm.v.v.

Nếu như bạn đang nghĩ tại sao không dùng gạo để làm khô thì mình xin nói rằng nó sẽ không hiệu quả mấy đâu. Bởi vì nếu gạo có khả năng hút ẩm tốt như vậy thì bạn đã không cần phải nấu cơm mà gạo có thể tự nở khi bạn đặt nó trong không khí ẩm.

Theo: How to geek

Gửi bình luận của bạn:

HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI (Làm việc từ 8:00 AM - 18:00 PM)

LIÊN HỆ MUA HÀNG

110 Nam Kì Khởi Nghĩa, P.Thắng Tam, Tp.Vũng Tàu 0827 59 58 56 8:00 AM - 18:00 PM

LIÊN HỆ KỸ THUẬT

110 Nam Kì Khởi Nghĩa, P.Thắng Tam, Tp.Vũng Tàu 0888 49 58 56 8:00 AM - 18:00 PM

LIÊN HỆ BẢO HÀNH

110 Nam Kì Khởi Nghĩa, P.Thắng Tam, Tp.Vũng Tàu 0909 63 66 84 8:00 AM - 18:00 PM
popup

Số lượng:

Tổng tiền: