ATX, MicroATX và Mini-ITX: các cỡ mainboard cơ bản và vì sao bạn cần quan tâm chúng

01/02/2020 Đăng bởi: Lê Trần Đăng Khoa
ATX, MicroATX và Mini-ITX: các cỡ mainboard cơ bản và vì sao bạn cần quan tâm chúng

Các tiêu chuẩn chung được đặt ra cho phần cứng máy tính desktop chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm cho chúng trở nên tuyệt vời. Nhờ có chúng mà các linh kiện khác nhau có thể kết hợp lại một cách dễ dàng và mang đến khả năng tùy biến cho desktop.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một trong các tiêu chuẩn như vậy, đó là 3 chuẩn kích thước mainboard phổ biến nhất dành cho người dùng phổ thông.

Các chuẩn kích thước phổ biến

Có nhiều chuẩn kích thước khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 cỡ là ATX, MicroATX và Mini-ITX. Hầu hết những mẫu mainboard dành cho người dùng phổ thông sẽ nằm vào một trong 3 cỡ mainboard này. Do các tiêu chuẩn chung mà các cỡ mainboard khác nhau đều có thể gắn được cùng một loại linh kiện. Ví dụ như bạn có thể gắn cùng CPU, RAM, nguồn và ổ cứng giống nhau vào tất cả các chuẩn kích thước mainboard này. 

Tuy nhiên sự khác biệt về kích thước cũng mang đến những điểm thú vị trong cách mà bạn chọn mainboard vì chúng sẽ ảnh hưởng nhiều đến hình dạng cũng những như một số tính năng nhất định của toàn hệ thống.

Ý nghĩa của các chuẩn kích thước mainboard

Cỡ ATX được Intel giới thiệu vào năm 1995 và cho đến hiện nay nó vẫn có nhiều ưu thế cho phân khúc dành cho người dùng phổ thông. Đây là cỡ mainboard tiêu chuẩn và lớn nhất trong 3 cỡ mainboard mà chúng ta nói đến trong bài viết này. Nó có kích thước chính xác là 12 x 9,6 inch (30,5 x 24,4 cm). ATX sẽ có thể có tối đa đến 6 khe PCIe để bạn có thể cắm card tẹt ga. Phiên bản mở rộng của ATX là EATX có đến tối đa 7 khe PCIe, tuy nhiên size này thường dành cho máy server và những hệ thống PC cao cấp, nằm ngoài phạm vi bài viết này nên chúng ta sẽ không nói đến.


Chuẩn MicroATX ra đời năm 1997, nhỏ gọn hơn ATX nhưng vẫn tương đối đầy đủ tính năng cho người dùng cơ bản, có kích thước 9.6 × 9.6 inch (24,4 × 24,4 cm) , có tối đa 4 khe PCIe.

Cuối cùng chúng ra có chuẩn Mini-ITX, được phát triển và cho ra mắt bởi Via Technologies vào năm 2001, là cỡ nhỏ nhất trong số 3 cỡ mainboard mà chúng ta nói đến, có kích thước chỉ 6,7 x 6,7 inch. (17 x 17 cm). Nó chỉ có 2 khe RAM và một khe cắm card đồ họa duy nhất.

Trường hợp nào? sử dụng cái gì?

Nãy giờ chúng ta nói lòng vòng nhiều rồi, bây giờ chúng ta đến chuyện chính. Như đã nói ở trên thì mặc dù bạn dùng cỡ mainboard nào thì PC vẫn sẽ chạy thôi nhưng vấn đề ở đây là bạn có thể tùy theo nhu cầu của mình mà chọn cỡ mainboard sao cho tối ưu nhất. Với mỗi cỡ mainboard thì bạn đều phải đánh đổi một chút, chính vì thế nên cỡ mainboard mới trở nên quan trọng.

Thật ra thì cũng tùy nhu cầu và tính chất của nhu cầu đó mà chúng ta sẽ lựa chọn cỡ mainboard phù hợp. Dù mỗi người mỗi khác nhưng bạn cũng có thể tham khảo một số ví dụ sau đây để hình dung ra cỡ mainboard mà mình cần.

Build máy chơi game

Nếu bạn build PC lần đầu và bạn muốn hệ thống của bạn có một “khung sườn” rộng rãi thoải mái, đầy đủ chức năng cũng như dễ dàng nâng cấp về sau thì có lẽ ATX sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Bạn sẽ có nhiều khe PCIe và các cổng cắm khác nhau để gắn bất cứ thứ gì mà bạn muốn. Dùng thì thoải mái mà vọc cũng dễ nữa. bạn cũng có thể dễ dàng làm cho thùng máy trông đầy đặn hơn với cỡ mainboard này. Nếu bạn dùng máy tính để làm việc thì cỡ mainboard này cũng sẽ tỏa sáng bởi tính chất đầy đủ các cổng chức năng của nó

Tuy nhiên những mẫu mainboard có kích thước ATX “full size” thường cũng có mức giá từ tầm trung đổ lên chứ cũng không phải rẻ. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí hơn nhưng về mặt tính năng không giảm đi đáng kể thì có thể cân nhắc size MicroATX. Thường thì những mẫu mainboard có giá dễ chịu nhất sẽ dùng size này. Bạn cũng nên chú ý kích thước của vỏ case một chút vì cỡ MicroATX rất gọn, nếu bạn nhét nó vào một cái vỏ case tương thích ATX thì nhìn dàn PC của bạn sẽ rất “rỗng”. Trừ khi bạn có ý định nâng lên cỡ ATX về sau thì hãy dùng một chiếc vỏ case gọn gàng một chút, nhìn sẽ đẹp hơn và cũng tiết kiệm không gian hơn.

Mini-ITX là cỡ nhỏ gọn nhất trong các cỡ mainboard cơ bản. Nó chỉ to bằng cỡ bàn tay của bạn mà thôi thế nên bạn cũng sẽ cần xem xét cẩn thận về việc chọn mua case, không gian cho card đồ họa và khả năng lưu thông khí trong case. Nó cũng chỉ có một khe PCIe, (có thể có) một khe M.2 và 2 khe RAM mà thôi. Build được một dàn PC mạnh mẽ với cỡ mainboard Mini-ITX là cả một nghệ thuật, nhưng vì là nghệ thuật nên việc đó không dễ đâu.

Theo: How to Geek


Gửi bình luận của bạn:

HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI (Làm việc từ 8:00 AM - 18:00 PM)

LIÊN HỆ MUA HÀNG

110 Nam Kì Khởi Nghĩa, P.Thắng Tam, Tp.Vũng Tàu 0827 59 58 56 8:00 AM - 18:00 PM

LIÊN HỆ KỸ THUẬT

110 Nam Kì Khởi Nghĩa, P.Thắng Tam, Tp.Vũng Tàu 0888 49 58 56 8:00 AM - 18:00 PM

LIÊN HỆ BẢO HÀNH

110 Nam Kì Khởi Nghĩa, P.Thắng Tam, Tp.Vũng Tàu 0909 63 66 84 8:00 AM - 18:00 PM
popup

Số lượng:

Tổng tiền: